Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Phật Sơn nao lòng lữ khách

(DNSG) - Nằm ở nhánh núi thuộc cánh cung Đông Triều, ở điểm giáp ranh giữa ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Phật Sơn là một ngọn núi nhuốm màu Phật giáo Việt Nam. Ngoài núi Yên Tử thì vùng Phật Sơn chính là nơi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng rừng núi này cảnh sắc hùng vỹ, nên thơ khiến bao người phải nao lòng...

Ngày nay có một con đường mang tên vua Trần Nhân Tông chạy thẳng từ ngã tư Đông Triều vào di tích đền An Sinh. Từ đền An Sinh chúng tôi thẳng tiến con đường bê tông qua nhiều làng mạc hướng lên núi Phật Sơn. Hồ Trại Lốc bình lặng, trong xanh nằm dưới chân núi như tấm gương khổng lồ phản chiều rừng xanh mây trắng. Chút thanh bình của cảnh vật càng tạo cho chúng tôi cảm hứng thích thú về chuyến thượng sơn đất Phật.

Đến đầu năm 2016, con đường bê tông từ hồ Trại Lốc lên đến gần am Ngọa Vân đã hoàn thành, góp phần giúp du khách bớt được một đoạn leo núi Phật Sơn khi du lịch sinh thái kết hợp du lịch tâm linh vùng đất này. Hành trình này có ba sự lựa chọn. Nếu đi trong ngày thì du khách đến am Ngọa Vân rồi quay lại.
Dulichgo
Nếu hai ngày thì khám phá am Ngọa Vân rồi vòng sang chùa Hồ Thiên nằm giữa lưng chừng núi Phật Sơn. Nếu đủ sức khỏe và thời gian khoảng 4 - 5 ngày thì có thể chinh phục chùa Hồ Thiên rồi vòng sang sườn tây núi Phật Sơn thuộc địa phận huyện Lục Nam, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp một vùng đất sơn thủy hữu tình.

Chúng tôi quyết định khám phá trọn dãy Phật Sơn. Trên đường lên am Ngọa Vân, chốc chốc lại bắt gặp một con suối nhỏ chảy ngang. Suối trong vắt nhìn thấy sỏi dưới đáy.

Cây cổ thụ trong cánh rừng nguyên sinh Phật Sơn xuất hiện càng lúc càng nhiều. Bên những bậc đá rêu phong là hoa dại bung nở suốt bốn mùa. Am Ngọa Vân hiện còn lưu giữ được tháp Phật Hoàng có niên đại hơn 700 năm. Chúng tôi dừng lại ở am để thưởng thức cơm chay nhà chùa trước khi đợi ngày mới để chinh phục những cung đường tiếp theo.

Từ am Ngọa Vân sang chùa Hồ Thiên là một cung đường với nhiều trải nghiệm rất thú vị. Chúng tôi đi men qua nhiều mỏm núi với những cánh rừng mới trồng rồi đến thảo nguyên xanh bao la. Đoạn đường từ am Ngọa Vân sang chùa Hồ Thiên tuy xa nhưng tương đối bằng phẳng, khá dễ đi. Khi ánh bình minh lên, mây trắng bồng bềnh, lững lờ quanh những mỏm núi này càng làm cho cảnh sắc nên thơ.
Dulichgo
Sau hơn 4 giờ đi bộ từ am Ngọa Vân sang chùa Hồ Thiên, chúng tôi bắt gặp một bãi đá ngổn ngang, có phiến lớn bằng một gian nhà, xếp chồng lên nhau, cao vút. Chính vì thế khu này được người ta đặt tên là Bãi Đá Chồng. Đây cũng là điểm vọng cảnh không thể tuyệt vời hơn cho những ai một lần đi qua.

Đến chùa Hồ Thiên, cảnh vật hiện ra có phần xót xa bởi sự hoang tàn. Nền móng cũ của ngôi chùa mà Đức Phật hoàng ngày xưa từng đến thuyết pháp giờ chỉ là phế tích, chỉ còn lại bảo tháp xây bằng đá cao 7 tầng với tượng Phật màu trắng ở các ô cửa. Khu vực chùa Hồ Thiên có một ngôi chùa nhỏ, tạm bợ. Có một nhà sư tên Thái An tu ở đây. Xung quanh còn sót lại vài mộ tháp được xây bằng gạch nung - nơi an táng các vị cao tăng, thiền sư.

Sau khi thăm chùa Hồ Thiên hoang sơ giữa núi rừng Yên Tử, chúng tôi quyết định ngủ lại ở đây một đêm để lấy sức ngày mai đi tiếp. Chúng tôi ngồi bàn tán về tên núi Phật Sơn, mà theo giải thích của nhà sư ở chùa Hồ Thiên thì đơn giản là núi của chốn Phật. Cái tên ấy cũng xuất hiện từ khi Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông và các vị thiền sư tìm về núi lập chùa, am để tu hành.
Dulichgo
Sáng hôm sau, từ chùa Hồ Thiên chúng tôi theo đường mòn xuyên qua những tán rừng già rồi leo lên đỉnh Sân Trời cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển. Đỉnh Sân Trời núi Phật Sơn cũng là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang.

Trên đỉnh Sân Trời có một khu vực bằng phẳng, khá rộng, mà theo một người dân đia phương đi rừng thì do ở gần trời nên mới có cái tên như vậy. Đồng bào Cao Lai, Tày, Nùng nơi đây còn gọi khu vực này là Lái Cỏ. Ở Sân Trời có những phiến đá lớn với nhiều hình thù ngộ nghĩnh khiến ai nấy tò mò, thích thú. Có phiến đá y như hình con rùa khổng lồ.

Nhiều người đã không bỏ lỡ cơ hội leo lên hòn con rùa ấy ngả lưng vài phút, hay “tự sướng” với bức ảnh làm kỷ niệm. Trên đỉnh Sân Trời bát ngát mây bay, gió thổi làm con người cảm thấy khoan khoái và được thư giãn hoàn toàn.

Từ đỉnh Sân Trời chúng tôi xuống cánh rừng nguyên sinh bên sườn tây dãy Phật Sơn thuộc địa phận huyện Lục Nam và Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Quả thực đúng với từ nguyên sinh, khu rừng ở đây hầu như chưa bị tác động bởi con người và bởi trào lưu du lịch. Đi được khoảng hơn một kilômét, đường rừng hiểm trở, bắt gặp một khe nước với cái tên Khe Giót độc đáo. Những tia nước li ti bắn ra, va đập vào vách đá tạo ra vẻ đẹp khác lạ. Dù mùa mưa hay mùa khô, nước ở khe đều rất ít.
Dulichgo
Theo như người địa phương thì Khe Giọt là thượng nguồn của dòng suối Nước Vàng. Đúng như tên gọi, con suối có màu nước vàng như mật ong rừng.

Trên đường đi còn bắt gặp bao điều thú vị khác, từ những khóm cây mọc ở vách núi đến những tảng đá mang hình thù kỳ quái, lạ mắt, tất cả như hòa cùng tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách.

Sườn tây của Phật Sơn, hơn 700 năm trước, Tuấn Mậu, Sơn Động có được tiên khí của trời đất nên xuất hiện nhiều thiếu nữ đẹp. Để giao kết hữu hảo với những tù trưởng trong vùng, quan lại triều Trần đã mang nhiều cô gái dân tộc Dao, Cao Lan ở đây về kinh thành làm vợ, làm thiếp. Ngày nay đến vùng đất này sẽ bắt gặp vẻ đẹp rất ấn tượng của thiếu nữ vận trang phục truyền thống trong các ngày lễ hội.

Qua núi Phật Sơn rồi chúng tôi càng thấy muốn phát triển du lịch thì cần phải giữ nguyên cảnh sắc tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống người dân địa phương. Chỉ có như thế Phật Sơn mới trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn - chốn thiêng thứ hai sau Yên Tử trường tồn...

Theo Nguyễn Hường (Doanh Nhân Sàigòn)
Du lịch, GO!

'Thổ địa' tiết lộ bí quyết phượt Hà Giang

(Info) - Sao các bạn không đi vào ngõ ngách? Nhiều chỗ ở Đồng Văn đẹp mê hồn với những cánh đồng hoa bát ngát, điểm xuyết vài mỏm đá tai mèo, đôi hàng rào đá và không một bóng người.

Hàng năm cứ vào tầm tháng 10, tháng 11, những đoàn xe lại ồ ạt nhắm hướng Hà Giang, và điểm hẹn là những cái tên rất quen thuộc và nổi tiếng như đỉnh Lũng Cú - điểm cực đầu phía Bắc của Tổ quốc, đèo Mã Pì Lèng, phố cổ Đồng Văn hay loài hoa tam giác mạch.

Nhưng cũng không ít người trở về sau chuyến đi lại than thở cảnh sắc Đồng Văn bị phá hoại nhiều bởi du khách, nhiều điểm du lịch quá tải, không có khách sạn...

Theo anh Hoàng Xuân Đôn - một “thổ địa” sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, những than thở và bực mình này vừa đúng và không đúng. Để giúp những phượt thủ có một chuyến đi Hà Giang mãn nguyện, anh Đôn chia sẻ một số bí quyết vô cùng hữu ích.

+ Thứ nhất, đi du lịch Hà Giang mà chỉ đi 2 ngày cuối tuần là không đủ. Tốt nhất là 4 ngày. Nếu thích tự đi khám phá các nơi ở Hà Giang bằng xe máy, bạn nên đi xe khách đêm giường nằm lên Hà Giang rồi thuê xe máy.
Dulichgo
Từ bến xe khách Mỹ Đình (Hà Nội) hàng đêm có hàng chục chuyến xe giường nằm rất thoải mái. Tại Hà Giang, rất nhiều nơi cho thuê xe máy với chất lượng xe tốt, giá cả cũng dễ chịu. Bạn cần có lộ trình chi tiết nếu quyết định tự khám phá bằng xe máy.

+ Thứ hai, giới hạn số km đi lại trong một ngày. Theo kinh nghiệm, nếu bạn mới đi ít lần thì nên giới hạn dưới 100 km một ngày. Khi bạn đã đi lại nhiều, là “cao thủ phượt”, có thể nâng lên 150 km. Trên mức đó thì không gọi là đi chơi nữa, gọi là đi xe.
Dulichgo
Lý do là đường ở Hà Giang thường khó đi, chạy xe lâu tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Lưu ý: các bạn nên dành thời gian "chơi", đừng dành hết thời gian cho việc "đi".

Một chuyến đi được hòa mình vào với hoạt động của người dân bản địa, những người vô tư và thật thà là một kỷ niệm tuyệt vời mà bạn sẽ mang theo tới lúc nhắm mắt.

+ Thứ ba, hãy chuẩn bị đồ bảo hộ thật tốt: mũ, găng, bịt tay chân ống quyển, giày leo núi... Mùa hoa tam giác mạch, Hà Giang có rất ít mưa, đêm hơi lạnh nhưng không khí và không gian ban ngày mê ly, nhất là khi bạn hàng ngày vẫn nhích từng cm trên các con đường bê tông trong các thành phố.
Dulichgo
+ Thứ tư, nếu mong chờ được ở trong những khách sạn sang chảnh, Wi-Fi rộn ràng, dịch vụ cao cấp thì bạn nên ở Hà Nội. Dù Đồng Văn không thiếu khách sạn kiểu đó, tôi khuyến nghị các bạn hãy ở homestay (ở chung với nhà của người dân).

Loại homestay của đồng bào dân tộc và không nằm trong các trung tâm thị trấn, ví dụ như ở Nặm Đăm, Lũng Cú, Lũng Cẩm... Trải nghiệm văn hóa ấy không có nhiều cơ hội trên cuộc đời này đâu.
Dulichgo
+ Thứ năm, quốc lộ 4C đang mở rộng, đường khá bụi bặm, lại quá tải, phong cảnh dọc đường bị ảnh hưởng, không có gì ngắm. Sao các bạn không đi vào các ngõ ngách? Nhiều chỗ ở Đồng Văn đẹp mê hồn với những cánh đồng hoa bát ngát, điểm xuyết vài mỏm đá tai mèo, đôi hàng rào đá, một nếp trình tường mái ngói âm dương, và không bóng người.

Những nơi ấy, văn hóa bản địa còn nguyên sơ. Đường hơi khó đi một chút thôi. Một vài tuyến ví dụ: Bạch Đích - Thắng Mố - Phú Lũng - Sủng Thài - Sủng Tráng có chợ biên giới Bạch Đích.

Hay tuyến Pả Vi - Xín Cái - Thượng Phùng. Xuống dòng Nho Quế rồi lại phi lên cao đứng ngắm ngược sang bên kia Mã Pì Lèng ở tuyến này là một trải nghiệm tao nhã, chẳng khác gì hát giữa đại ngàn.

+ Thứ sáu, đồ đạc mang theo như máy ảnh, máy tính… nên nhỏ gọn, nhẹ nhàng. Mình đi chơi mà. Ai đó nói: đừng lấy gì ngoài những tấm ảnh, đừng để lại gì ngoài dấu chân. Nhưng khi bạn thật lòng yêu Hà Giang, hãy giữ cho người đến sau.

+ Thứ bảy, hãy thu xếp một ngày, hay một buổi đi bộ xuyên từ thôn này sang thôn kia.
Dulichgo
+ Thứ tám, đừng mang nhiều đồ ăn, mặc. Thiếu gì mua đó. Như vậy là bạn đóng góp cho kinh tế địa phương. Đồng Văn hầu như chẳng thiếu gì. Hãy mua, ăn, nghỉ cùng dân địa phương. Đó là làm việc tốt.

Hãy có một chuyến đi thú vị, tận hưởng.

Theo Xuân Đôn / Infonet
Du lịch, GO!

Xuyên Sơn Hồ - Lạ lùng và bí hiểm

Kể từ cuối năm 2015, Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng đã chính thức đưa tour du lịch khám phá Xuyên Sơn Hồ vào khai thác và coi đây như một điểm nhấn quan trọng bởi sự lạ lùng, bí hiểm cần được trải nghiệm và khai phá.

Chúng ta sẽ bắt đầu từ bến thuyền ngay cạnh Phòng Vé Trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, hoặc xe ô tô sẽ đưa khách lên tới cửa động. Sau đó sẽ trung chuyển từ cửa động vào sâu 4,5km bằng thuyền độc mộc hoặc kayak tùy theo lựa chọn của khách tham quan.
Trước khi khởi hành, du khách sẽ được phổ biến về chương trình tour, những lưu ý về an toàn và sức khỏe. Khách cũng sẽ được phát các trang thiết bị chuyên dụng như: dép rọ, đèn pin đội đầu, mũ bảo hiểm, quần áo bơi…

Trên đường đến 2 khu vực đầu tiên của động Phong Nha: vùng lối vào và vùng trung gian, du khách sẽ được chiêm ngưỡng dòng sông ngầm hùng vĩ, những nhũ đá lung linh kỳ ảo, và quan sát sự sống từ khu vực lối vào với tôm, cá, dơi…
Dulichgo
Cách cửa hang không xa là vùng trung gian. Đây là vùng được lắp đặt hệ thống đèn điện nhân tạo. Vùng trung gian kéo dài khoảng 1.2km và sau ánh đèn cuối cùng, vùng bóng tối chính thức xuất hiện.
Dulichgo
Vùng này là nơi không được chiếu sáng nhân tạo. Để bảo đảm cho hành trình được an toàn, chúng ta đã lắp đặt một vài sợi dây chắc chắn để khách dễ dàng bám vào khi di chuyển.

Sau khi khám phá xấp xỉ 500m bên trong vùng tối, kayak hoặc thuyền sẽ ở lại phía sau và trên đường đi du khách sẽ vượt qua những tảng đá, những lối đi hẹp và thạch nhũ khổng lồ. Du khách sẽ phải giảm tốc độ lại khi đi qua 100m đầu tiên để nhìn ngắm hình dáng các thạch nhũ hùng vĩ bên trong
01.
Dulichgo
Dù đi vào bất cứ thời điểm nào trong năm thì du khách vẫn có thể cảm nhận được những cơn gió mạnh mẽ như mùa đông ở ngay trong lòng hang động.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt biệt có thể phải nói đến chính là sự bào mòn mạnh mẽ của nước đã tạo trên các vách núi đá trong lòng hang động muôn hình vạn trạng hình thù kỳ quái, lạ lùng cho dù người người chiêm ngưỡng có ít trí tượng tượng nhất vẫn có thể nghĩ ra.
Dulichgo
Sau khi băng qua 1km đầu tiên của vùng bóng tối, đoàn sẽ có bữa ăn nhẹ vui vẻ, tạo không khí ấm áp gần gũi, khiến mọi người xích lại gần nhau hơn. Tiếp theo sẽ tiến vào sông ngầm một lần nữa, tuy nhiên, lần này du khách sẽ phải bơi trong hang. Nhiệt độ của nước rất dễ chịu và cảnh sắc tuyệt đẹp.
Dulichgo
Sau khi bơi khoảng 200m, sẽ đến một bãi cát và từ điểm này du khách sẽ bơi và đi bộ trên những bãi cát tuyệt đẹp, êm và mịn như nhung. Từ điểm này, dòng nước trở nên mạnh hơn và HDV sẽ nối một sợi dây từ điềm này sang điểm khác của con sông và du khách sẽ băng qua đó.

Điều lạ lùng là tại nơi này, có những điểm lòng hang đột nhiên như rộng ra, cao hơn, ánh sáng như mờ ảo, không gian đậm chất liêu trai. Có thể vì điều này mà người khám phá trước đó đã gọi nơi này là động Huyền Không.

Trong đoạn hang động này, Xuyên Sơn Hồ rộng hàng trăm mét vuông với màu nước xanh ngăn ngắt đã thực sự làm mãn nhãn du khách. Điểm xuyết như ẩn như hiện hai bên thành hang động, giữa lòng hồ là các khối thạch nhũ càng làm cho Xuyên Sơn Hồ thêm lạ lùng và bí hiểm.
DulichgoDulichgo
Sau 2 – 4 giờ, sẽ đến được điểm 4.5km. Tại đây, du khách sẽ được trao tặng bằng Chinh phục Xuyên Sơn hồ và Khám phá 4.500m động Phong Nha.

Theo Dulich.vn, Tintuc
Du lịch, GO!

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Núi Non Nước - Dục Thúy Sơn

Núi Non Nước nằm ở phía đông bắc thành phố Ninh Bình. Nơi đây lưu giữ nhiều sự kiện lịch sử của các thời đại và những bài thơ cổ của các danh nhân nổi tiếng đã đến vãn cảnh và vịnh thơ, khắc thơ trên núi…
Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một ngọn núi đẹp nằm ngay bên ngã ba sông Vân và sông Đáy, từng được ví là "cửa biển có non tiên" trong thơ Nguyễn Trãi. Núi cao trên 100m, đường lên đỉnh phải qua 72 bậc đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, phía trước nhô cao hơn phía sau. Phía đông bắc là cửa sông Vân mở ra bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối với đất liền. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành một mái đá vòm cuốn rộng trên mặt sông xanh. Đây trở thành địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền trên sông.

Đứng trên núi, có cây cối xanh mát rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí. Du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh núi Ngọc Mỹ Nhân (núi Cánh Diều) nằm cách đó không xa hoặc phóng tầm mắt bao quát toàn bộ thành phố Ninh Bình đang trên đường đổi mới và phát triển.
Dulichgo
Dưới chân núi có đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần. Ông là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp của núi Non Nước. Ông đặt tên núi là Dục Thúy Sơn và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào đá.

< Chùa Non Nước Ninh Bình.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi: “Phía bắc núi có động, trong động có đền thờ Tam Phủ, sườn núi có một tảng đá gần sông có khắc ba chữ “Hám Giao Đình”, phía tây nam núi có đền thờ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh”. Ngọn núi này đã từng là dấu tích của nhiều thời kỳ lịch sử.

Phía đông có chùa Non Nước thờ Phật và Mẫu được xây dựng bằng đá với kiến trúc cổ vào đời vua Lý Nhân Tông. Trong thời kỳ này tháp Linh Tế cũng được xây ở trên đỉnh núi, trải qua mưa nắng tháp bị đổ, đến thời Trần Hiển Tông, nhà sư Trí Nhu đã xây lại tháp Linh Tế. Các vua nhà Hậu Lê cũng đặt hành cung ở trên núi này để đến nghỉ ngơi. Nhà Nguyễn cũng cho xây tường bao quanh, chòi canh thời Pháp, xưởng đúc súng ở trên núi.

< Đền thờ Trương Hán Siêu.

Núi Thuý còn là đề tài của các thi nhân xưa và nay. Hiếm có ngọn núi nào có trên 30 bài thơ văn khắc vào núi như núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phạm Văn Nghị...
Dulichgo
Nước non Non Nước như thơ
Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng
Trên thì núi, dưới thì sông
Cúc vàng còn đó, hương nồng còn đây

< Công viên Thuý Sơn.

Núi Dục Thúy còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng cho tinh thần quật cường của quân và dân ta. Nơi vào thời nhà Đinh, Hoàng hậu Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào cho tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất, làm nên chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân giặc luôn tìm cách tiếp cận vị trí này để trấn giữ địa hình hiểm yếu. Dọc đường lên núi vẫn còn lô cốt với vết tích của bom đạn thời chiến tranh.

Trên đỉnh núi có bức tượng của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi Lương Văn Tụy khi ấy mới 15 tuổi, đã nhận nhiệm vụ cùng hai đồng chí cộng sản khác giả người đi câu, bí mật trèo lên đỉnh núi để treo cờ búa liềm vượt qua rào vây của kẻ thù để cắm cờ trên núi Thuý vào năm 1929. Cũng trên núi này, thượng tá quân đội Giáp Văn Khương đã liều mình nhảy xuống sông Đáy để trốn thoát khỏi sự truy bắt của quân Pháp.
Dulichgo
Núi Non Nước lắng đọng bề dày trầm tích gắn với lịch sử hình thành vùng đất Ninh Bình. Núi Thúy - sông Vân ngày nay là công viên Thúy Sơn và trở thành hình ảnh biểu tượng độc đáo đặc trưng của thành phố Ninh Bình, là một địa chỉ du lịch lý thú cho du khách mỗi lần có dịp về thăm Ninh Bình.

Theo Vietnam Tourism
Du lịch, GO!

Núi thơ Dục Thuý - Ninh Bình

Cuối tuần lên đồi Con Heo đón gió biển Vũng Tàu

(NSO) - Nếu bạn ở TP HCM và các vùng lân cận thì hãy dành ngày cuối tuần tới Vũng Tàu và lên đồi Con Heo thư giãn nhé.

Sau một tuần làm việc vất vả, thì có lẽ điểm đến đồi Con Heo sẽ là một lựa chọn thú vị cho bạn. Cách trung tâm TP HCM 120 km, đồi Con Heo nằm ngay Bãi Sau, đường Thùy Vân của TP Vũng Tàu. Từ hẻm 222 Phan Chu Trinh, phường 7 chạy thẳng chừng 500 m là đến.

Đồi Con Heo được coi như “ngọn hải đăng trên cạn” của thành phố. Nhìn từ đỉnh đồi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh 3D của toàn thành phố biển, vừa sinh động, hiện thực mà nên thơ. Bức tranh mở ra bởi khung cảnh của một thành phố đô thị hóa. Những dãy nhà cao tầng xếp sát vào nhau. Màu sơn lẫn lộn nhưng đẹp mắt mà chẳng muốn thêm bớt chỗ nào.

Xa xa thấp thoáng quang gánh hàng rong rong ruổi trong từng ngõ hẻm, tiếng beep xe tránh đường huyên náo, lũ trẻ đuổi nhau, hả hê nô nghịch ngoài ngõ vào ngày cuối tuần…
Dulichgo
Tất thảy những tiếng động đó vang vọng phả vào tường, hất ngược lên trên. Để từ trên đỉnh đồi Con Heo chỉ còn nghe vài âm thanh vít nhẹ. Cái tấp nập của thành phố trở nên nhỏ bé, vô ưu, vô lo.

Bức tranh được ngăn đôi bởi tuyến đường Thùy Vân chạy dọc thành phố Vũng Tàu. Đây chính là vách ngăn làm sự vội vã nhân tạo của đô thị tắt lặng, mở ra cảnh biển xanh thẳm với chút gợn yên bình của ít con sóng lăn tăn những ngày lặng gió.

Nghệ sĩ thiên nhiên thật giàu nhân ái khi dành riêng cho con người cả một khoảng không gian nền nã trong bức tranh, để chúng ta mặc sức vẽ vời, gửi gắm mấy thứ lo toan của cuộc sống thường ngày. Chúng nhanh chóng chạy theo nhịp sóng tan đều vào bọt biển. Hãy hét thật to vào không trung, lửng lơ trong từng đợt gió mát rượi. Thật phù hợp để những ai muốn giải tỏa sau một tuần làm việc vất vả.

Trước kia đồi Con Heo được biết đến là nơi khai thác đá, ngày nay nó dần ghi dấu ấn trong lòng du khách thập phương bởi khung cảnh hữu tình với tầm nhìn đẹp và toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.
Dulichgo
Nơi đây có hai mùa đặc trưng của khí hậu miền Nam. Mùa mưa cây cỏ trở nên xanh mơn mởn, mấy cành hoa dại bên đường thi nhau đâm chồi nảy lộc. Mùa khô khung cảnh trên đồi trở nên hoang sơ, bí ẩn của con đường đầy sỏi đá, hương nồng dịu nhẹ của đám cỏ khô sẽ mang đến cho ta những cảm nhận riêng biệt không giống bất cứ nơi nào. Thỏa sức sáng tạo với những tấm hình đẹp.

Tôi vẫn nhớ như in cũng vào ngày chủ nhật cuối năm ngoái. Tôi với anh bạn mò mẫn với cái bản đồ tìm đường lên đồi Con Heo. Từ chỗ tôi ở cách khoảng chừng 30 cây số.

Hôm đó trời mưa nhẫn nhụi, cả hai vẫn cố trèo lên đỉnh đồi. Mưa tạt mạnh vào mặt. Cái cảm giác xô bồ mưu sinh của một đứa con xa xứ được gạt bỏ.

Có đôi lần tôi ghét Vũng Tàu lắm. Xa quê, vất vả! Nhưng chủ nhật hôm đó là lần đầu tiên cho tôi thấy mình bao la bên mảnh đất Vũng Tàu bé nhỏ và đáng quý lạ kỳ. Cả thành phố nằm trọn trong khoảng mắt, biển cũng chào tôi bằng những đợt sóng hiền hòa. Khung cảnh được cơn mưa phủ một màu tươi mát.

Tôi lấy hơi gào một tiếng như xé toạc một mảng mưa. Tôi và anh ôn lại những kỷ niệm ngày còn mới vào nơi này sinh sống, những lúc thăng trầm, trải lòng với đất biển. Mặc cho mưa rơi, gió rít từng đợt hơi lành lạnh, hai đứa vẫn hoài niệm tất thảy về nhau.

Và kể từ ngày đó, đồi Con Heo như liều thuốc an thần để xua tan mệt mỏi sau một tuần bù đầu vào công việc. Chỉ có nơi đó, tôi mới có cảm giác nắm trọn cái guồng quay của cuộc sống vào lòng, Vũng Tàu chật hẹp bỗng trở nên bao la, sự huyên náo bỗng tắt bặt chỉ giữ riêng vài tiếng gió rít nhẹ và sóng khẽ vỗ vào bờ, nơi mà tình bạn của chúng tôi như nối dài mãi mãi.
Dulichgo
Đồi Con Heo không chỉ đem lại một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh mà đây còn là chốn để trải lòng. Là một địa điểm thích hợp cho những ai đam mê phượt. Là nơi để chúng ta dạt mấy xúc cảm của một tuần làm việc tất bật đã qua hòa vào sóng biển, mà còn đem lại cho ta những cảm hứng để khởi đầu một tuần mới.

Theo Vĩnh Hy - Trần Thao (Ngôi Sao)
Du lịch, GO!

Đồi con heo Vũng Tàu

Bánh khoái Thượng Tứ 40 năm xứ Huế

Phố Đinh Tiên Hoàng ở TP Huế có mấy quán bánh khoái gần nhau, những người chủ đều bị câm, điếc nhưng làm nên thương hiệu bánh khoái Thượng Tứ trứ danh.

< Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô.

Cái tên bánh khoái Thượng Tứ bắt nguồn từ vị trí của quán, là cửa Đông Nam của kinh thành Huế. Quán bánh khoái do gia đình bà Hồ Thị Trà mở bán từ cách đây hơn 40 năm. Bà Trà người gốc Huế, khi mang thai con gái đầu lòng thì bệnh nặng và lãng tai, sau đó cả 7 người con của bà đều bị câm, điếc nhưng khéo tay hay làm.

Gia đình bà Trà tạo dựng thương hiệu bánh khoái Thượng Tứ từ năm 1965, ban đầu là gánh hàng nhỏ, nay trở thành một chuỗi quán Lạc Thiện, Lạc Thanh, Lạc Thuận… của các thế hệ con, cháu. Du khách đến Huế thường tìm tới quán bánh khoái không lời, chứng kiến những người chủ quán giao tiếp với nhau bằng cách ra dấu, đổ bánh thoăn thoắt.
Dulichgo
Mỗi quán có 3 chảo, các nguyên liệu đều chuẩn bị sẵn gồm bột bánh, tôm, giò sống, trứng gà, thịt ba chỉ và giá đỗ. Khi khách gọi món thì chủ quán mới bật bếp đun dầu nóng già, đổ một muôi bột, rồi lần lượt xếp nhân lên trên, đậy nắp khoảng 5 phút thì cho thêm trứng, gấp bánh làm hai. Bánh có độ giòn vừa phải, nhân chín đều.

Ăn kèm đĩa bánh khoái là rau sống, chuối xanh thái mỏng, dưa leo, khế chua… để tạo đủ vị chua, chát, bùi. Thứ nước chấm sệt và sánh của quán được coi là khác biệt so với nhiều nơi khác do là công thức gia truyền của bà Trà, được làm từ nước tương đậu nành, gan heo, thịt nạc, đậu phộng, mè rang và vài gia vị được giữ bí mật. Mọi nguyên liệu từ bột gạo, tôm thịt hay tỷ lệ pha nước chấm đều được các thế hệ trong gia đình kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và quy trình, đảm bảo ra lò những mẻ bánh ngon nhất.
Dulichgo
Bánh khoái Thượng Tứ qua hơn 40 năm tồn tại đã trở thành thương hiệu ẩm thực của cố đô, thu hút du khách trong và ngoài nước. Ngày nay các thế hệ con cháu, dâu rể của gia đình đều tham gia bán hàng, những người trẻ biết tiếng Anh giao tiếp với khách Tây nhiều hơn.

Bánh khoái Thượng Tứ xuất hiện trong cuốn cẩm nang du lịch nổi tiếng Lonely Planet, từng có mặt trong series truyền hình Khám phá ẩm thực Việt Nam của Luke Nguyễn (Luke Nguyen’s Vietnam) do Đài Truyền hình SBS (Australia) sản xuất. Ngoài bánh khoái, các món đặc sản xứ Huế khác cũng được bán như nem lụi, bánh nậm, bún thịt nướng…

Theo Má Lúm (Vnexpress)
Du lịch, GO!