Hang Thẳm Nàng Màn thuộc bản Pha, xã Yên Khê, Con Cuông (Nghệ An) chinh phục hàng ngàn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và huyền tích về câu chuyện tình yêu đầy xúc động.
Theo đường Quốc Lộ 7 ngược dòng Lam Giang đến Eo Vực Bồng huyện Con Cuông, du khách dừng chân ngắm cảnh sơn thuỷ hữu tình... rồi từ đó rẽ vào bản Pha thuộc xã Yên Khê và lên dãy núi thăm Thẳm Nàng Màn.
Thắm (hay thẳm) trong tiếng Thái nghĩa là hang núi. Thắm Nàng Màn là một hệ thống hang động đá vôi nằm trong dãy núi Nàng Màn.
Toàn cảnh của hang được kiến tạo tự nhiên, nhiều hoạ tiết lộng lẫy, từ những nhũ đá muôn màu như một cung điện nhà Vua. Nhiệt độ ở đây luôn ổn định, mùa đông ấm, mùa hạ mát mẻ.
Thẳm Nàng Màn gắn liền một huyền thoại về bản làng ở dưới chân núi này. Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa có một bản sống ở dưới chân núi này, một gia đình giàu có và quyền thế, sinh được một người con gái. Nàng vừa đẹp, vừa hát hay đến nỗi khi nghe nàng hát, chim rừng bay qua cũng dừng cánh.
Dulichgo
Còn khi nàng xuống suối, tôm cá cũng vây lượn quanh đôi chân nõn nà. Nàng đẹp người, đẹp nết, dân bản ai cũng thương yêu. Mặc dù bị cha mẹ cấm cung nhưng nàng vẫn tìm cách vui chơi với bạn bè, thế rồi nàng đã yêu một chàng trai bản.
< Khối nhũ đá hình người phụ nữ hướng về cửa hang chính, nhìn xuống làng bản với một nét mặt nhớ nhung...
Dulichgo
Họ yêu nhau tha thiết, tình yêu của họ thật đẹp, nhưng cha nàng không cho nàng kết duyên cùng chàng trai chỉ vì gia đình chàng trai nghèo khó. Bị cha mẹ ngăn cấm, nhưng từ sức mạnh của con tim, Nàng vẫn yêu và đi lại với chàng trai. Sau khi đã biết con mình có thai với chàng trai nghèo đó, gia đình nàng nổi giận, cộng với những luật lệ hà khắc lúc bấy giờ, cha mẹ nàng buộc dân bản đã đem giam nàng vào cái hang tăm tối hoang vắng này và cấm không cho nàng ra tiếp xúc với bên ngoài. Dân bản nhiều người rất thương muốn cứu nàng nhưng ai cũng sợ bị vạ lây đành ngậm ngùi trong dạ.
< Nhũ đá trong hang được kiến tạo tình cờ, phổ biến hoạ tiết lộng lẫy muôn màu như một cung điện.
Tiếng dữ đồn xa, tin ấy đến tai Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào, Bắc Đẩu, chọn một số người nhà trời có hoa tay giỏi xuống sắp xếp lại cái hang động ấy cho thật đẹp, thật lộng lẫy để cho Nàng, một cô gái chung thuỷ, dũng cảm, trọn tình với người mình yêu, sinh nở mẹ tròn con vuông.
Sau những ngày sống trong hang tối vừa đói rét, vừa sợ hãi, vừa lo lắng cho người yêu sống chết ra sao, nàng ngủ thiếp đi miên man. Khi tỉnh dậy nàng thấy ánh nắng mặt trời dọi thẳng vào, trong hang được sắp xếp, trang trí rất đẹp.
Trên vòm sườn có cảnh rồng bay, phượng múa, những tấm lụa đá dịu dàng giăng lên. Nơi này là giường đá nằm, có bàn ghế, có những bức hoạ đồ mọc từ những thành hang nhô ra và có những mảng đá cho nàng những lúc buồn gõ vào đó ngân lên những âm thanh kỳ ảo, giúp nàng xua đi nỗi bất hạnh của mình.
< Nhìn từ cửa hang, cánh đồng lúa bản Pha xanh mướt hữu tình.
Dulichgo
Rồi nàng sinh con, cuối cùng thì mất đi và hóa đá. Ngày nay trong hang vẫn còn nhũ đá hình hai mẹ con ôm nhau, mặt đứa con nhìn ra khoảng lộ thiên lên trời. Còn mẹ mắt hướng về cửa hang chính nhìn xuống làng bản Yên Khê với một nét mặt đầy khát vọng khiến cho khách du lịch nhiều người mủi lòng suy tư.
Du lịch, GO! tổng hợp, ảnh báo Nghệ An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét