Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Cuối tuần khám phá làng gốm cổ Bát Tràng

Từ trung tâm thủ đô men theo bờ trái sông Hồng khoảng 10km, bạn sẽ đến địa phận làng gốm cổ Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Không chỉ là một ngôi làng gốm cổ độc đáo mà đây còn là một địa điểm chụp ảnh thú vị cho giới trẻ.

< Cổng vào làng gốm cổ Bát Tràng.

Người dân Bát Tràng vốn có nguồn gốc từ Ninh Bình. Ban đầu Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ phường do đất ở đây chủ yếu là đất sét trắng. Nhận thấy đây là một tài nguyên quý nên người dân Bát Tràng đã xây lò làm nghề gốm cách đây khoảng 800 năm và phát triển liên tục đến ngày nay.

< Những nếp nhà cổ trong làng.

Trải qua bao thăng trầm nghề nghiệp, có lúc hưng lúc suy nhưng Bát Tràng vẫn giữ vững được nghề và có những nét độc đáo riêng biệt.
Dulichgo
Để tạo ra được những sản phấm gốm cao cấp, nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ mà bước đầu tiên chính là chọn đất sét, tiếp đó là xử lý pha chế đất, phơi sấy và sửa hàng mộc.

< Những người thợ cần mẫn trong từng chi tiết.

Đó mới chỉ là công đoạn 1, công đoạn 2 là trang trí hoa văn và phủ men gồm kỹ thuật vẽ, chế tạo men, tráng men, sửa hàng men. Bước sang công đoạn 3 là nung gốm. Kinh nghiệm làm gốm được các nghệ nhân Bát Tràng đúc kết trong câu “Nhất xương nhì da thứ ba đến lửa”.

Ai từng ghé thăm Bát Tràng chắc chắn sẽ háo hức được trực tiếp bắt tay vào làm gốm, quay đất và mang chính sản phẩm mình làm về nhà với giá cả phải chăng (có cả sản phẩm không nung và có nung).

Khắp thôn Bát Tràng vẫn còn rất nhiều những con ngõ rất hẹp, hai bên tường đắp đầy than, lối đi chỉ vừa cho một xe máy. Khi vào những con ngõ này, du khách như được lạc trong “mê cung” của làng gốm. Giờ nung gốm chủ yếu nung bằng gas nhưng vẫn còn 1 số lò gốm nung than vẫn được giữ lại như kỷ vật.
Dulichgo
Ở ngoài chợ gốm Bát Tràng có đến hàng trăm gian hàng bầy bán hàng sản phẩm từ gốm như: bát đĩa, ấm chén, lọ hoa, con giống, đồ lưu niệm... Khách du lịch đổ về Bát Tràng ngày nào cũng đông, trong đó có không ít khách nước ngoài. Gốm Bát Tràng từng được mang đi triển lãm tại rất nhiều nơi cả trong nước lẫn quốc tế.

< Đổ men vào khuôn.

Bát Tràng còn là nơi chụp ảnh lý tưởng cho các bạn trẻ bởi không chỉ là làng nghề độc đáo, mà Bát Tràng còn lưu giữ được khá nhiều lò gốm cổ sừng sững bên dòng sông Hồng màu mỡ phù sa. Bên cạnh đó, du khách đến với Bát Tràng còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng như bánh tẻ, bánh sắn, ổi Đông Dư ngon nức tiếng xa gần.

+ Cách đến Bát Tràng

Chỉ cách Hà Nội khoảng 10 km, bạn có thể đến Bát Tràng bằng xe buýt hoặc xe máy.

< Những họa sỹ đang thả những nét bút mềm mại trên gốm chưa phủ men.

Bạn ra bến xe buýt Long Biên, bắt  xe buýt đi Bát Tràng chiếc 47. Bạn chỉ cần ngồi xe buýt chưa đến 30 phút, đi qua những con đê xanh mướt mát rất đẹp là sẽ đến làng Bát Tràng. Vé xe buýt có giá từ 5k - 7k, xe dừng tận cổng làng.
Dulichgo
- Lộ trình lượt đi:

Long Biên (Yên Phụ  ➙  Khoang 1)  ➙  Yên Phụ  ➙  Điểm trung chuyển Long Biên  ➙  Trần Nhật Duật  ➙  Cầu Chương Dương  ➙  Đê Long Biên Xuân Quan  ➙  Tư Đình  ➙  Đường dẫn cầu Vĩnh Tuy  ➙  Gầm cầu Vĩnh Tuy  ➙  Đê Long Biên Xuân Quan  ➙  Cự Khối  ➙  Gầm cầu Thanh Trì  ➙  Đông Dư  ➙  Đường gom chân đê Đông Dư  ➙  Chợ Gốm Bát Tràng

- Lộ trình lượt về:

Chợ Gốm Bát Tràng  ➙  Đông Dư  ➙  Đường gom chân đê Đông Dư  ➙  Gầm cầu Thanh Trì  ➙  Cự Khối  ➙  Chợ Thạch Bàn  ➙  Tư Đình  ➙  Đường dẫn cầu Vĩnh Tuy  ➙  Đường Long Biên Xuân Quan  ➙  Cầu Chương Dương  ➙  Trần Nhật Duật  ➙  Điểm trung chuyển Long Biên  ➙  Yên Phụ  ➙  Long Biên (Yên Phụ Khoang 1)

Về việc đi xe máy: Từ Hà Nội bạn  đi qua cầu Chương Dương, đến cuối cầu rẽ phải và đi dọc theo con đê sẽ đến làng. Một lời khuyên cho bạn là nếu các bạn đi đông người hoặc ít người thì nên đi bằng xe bus, vì đường đê có rất nhiều xe công trình chở đất cát rất bụi và không an toàn.

+ Ăn uống và ngủ nghỉ
Dulichgo
Tốt nhất nên chuẩn bị đồ ăn mang theo, vừa ngọn vừa tiên như vậy giống đi picnic hơn. Bạn có thể chuẩn bị bánh mỳ đồ hộp, hoa quả và nước uống. Mang vài thỏi kẹo ngậm để ăn khi đi khám phá quanh làng cũng là ý kiến hay đấy.

Bạn cũng có thể  ghé các quán ven chợ thưởng thức vài món ăn vặt. Chợ Bát Tràng có lẽ chỉ có gốm là “món” đặc sản nhất nên các đồ ăn không có gì đặc biệt lắm. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều món ăn cho bạn lựa chọn. Lúc nghỉ chân, bạn có thể chọn nhâm nhi cặp bánh tẻ nóng và uống cốc nước mía giải khát.

< Một gian chế tác gốm.

Ngoài ra, buổi trưa còn có đủ các món như cơm, bún, miến, lẩu ở các quán cạnh chợ. Giá cả ở chợ Bát Tràng khá mềm, không có tình trạng chặt chém như các khu vui chơi, điểm du lịch khác. Bạn có thể thoái mái tham khảo giá trước khi quyết định dùng bữa. Các cô chủ quán cực nhiệt tình mời chào nhưng sẽ không xảy ra tình trạng tranh giành khách đâu.

Ngủ nghỉ: vì là đi trong ngày nên bạn không cần tìm khách sạn, chỉ cần tìm chỗ nghĩ chân là được. Có thể ghé vào quán nước, bạn nào đi xe máy muốn tìm chỗ gửi xe và nghỉ chân thì Gọi điện số 0984 904 189 gặp Bác Hiển để đăng ký trước lịch trình đi về Bát Tràng của bạn.Được chỉ dẫn đi vào chỗ nghỉ chân để cất xe máy.

+ Khám phá du lịch Bát Tràng

< Một gian trưng bày sản phẩm gốm.

Sau khi xuống xe buýt hoặc gửi xe (đi xe máy), các bạn hỏi thuê xe trâu để đi thăm quan một vòng quanh làng. Giá mỗi xe trâu là từ 150k - 200k và mỗi xe chở được khoảng 10 người.
Dulichgo
Bạn sẽ ngồi xe trâu tham quan mọi ngõ nghách trong làng. Bạn cũng có thể ghé qua nhà Vạn Vân, một gallery nhỏ về gốm sứ qua nhiều thời kỳ, ngồi uống trà, ngắm những món đồ được trưng bày ở đó.

< Những bức tường phơi than trong làng.

Dọc đường đi, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những căn nhà chất đầy đồ gốm. Bạn cũng có thể mua hàng ngay tại những cửa hàng tại nhà này. Nếu chịu khó tìm tòi, bạn sẽ mua được những món đồ đẹp và độc hơn hẳn đồ gốm ngoài chợ với giá rẻ hơn. Tuy nhiên nên lưu ý kĩ nhìn kĩ để tránh mua phải hàng lỗi.

Sau đó đi chợ trung tâm tham quan và mua gốm xứ. Các mặt hàng ở đây đa dang và phong phú:  các loại cốc chén, chuông gió, tranh, vòng tay phụ kiện bằng gốm nhiều màu sắc...Khi mua đồ tại chợ, hãy khéo léo mặc cả nhé, trả khoảng khoảng 2/3 giá mà những người bán hàng đưa ra là ok.

Một điểm cộng nữa là ở chợ Bát Tràng bạn có thể thoải mái chụp ảnh, tạo dáng bên các món độc đáo, dù không mua chủ hàng cũng vẫn vui vẻ. Có điều bạn nhớ cẩn thẩn khi chụp ảnh với gốm nhé.
Dulichgo
Sau khi đã dạo chơi và chụp ảnh, bạn có thể thử cảm giác làm thợ gốm với mức phí rất rẻ, chỉ 10.000 đồng một người. Các chủ sân chơi thường luôn túc trực ở cổng chợ đón khách. Vào sân chơi, bạn sẽ được chơi với bàn gốm xoay. Đừng lo nếu bạn không biết cách sử dụng chúng, các anh thợ ở đây sẽ hướng dẫn tận tình, giúp tạo hình, lấy tâm mẫu cho bạn. Còn bạn thì tha hồ sáng tạo và thử sức với đất sét. Để mang về nhà một tác phẩm gốm như thế, bạn phải trả thêm từ 20.000 - 25.000 đồng.

Kết thúc hành trình chúng ta có thể mua một món quà sứ Bát Tràng về cho gia đình, cho bạn bè làm quà kỷ niệm một chuyến đi đầy ý nghĩa.

Một điểm bạn cần chú ý là khi mua sắm tại Bát Tràng, nên tránh mua phải gốm sứ Trung Quốc nhái bày bán tại một số cửa hàng ở đây. Để tránh mua phải hàng Trung Quốc giả hàng Bát Tràng, các bạn hãy lưu ý những điều sau:

- Thứ nhất: Nên tìm đến những cửa hàng, doanh nghiệp có uy tín để mua sản phẩm.
- Thứ hai: Tránh mua các sản phẩm bộ đồ ăn như bát tô, bát ăn cơm, đĩa...  mỏng, có hoa văn sặc sỡ.
- Thứ ba: Tránh mua những cốc sứ mỏng đẹp, có chi tiết cầu kỳ, nhất là có vẽ hoặc chỉ vàng kim nhiều.Dulichgo
- Thứ tư: Thỏa thuận với người bán hàng là nếu không phải sứ Bát Tràng là bạn sẽ trả lại.
- Thứ năm: Những sản phẩm sứ Trung Quốc có hoa văn rất sặc sỡ và khi sờ tay vào hoa đó nó vẫn mịn như men sứ, còn hàng sứ Bát Tràng nếu in decal lên sứ Bát Tràng sẽ nhận thấy hoa đó gờ lên hoặc có sự khô ráp. Chất liệu in trên gốm sứ TQ có thể độc hoặc rất độc, bạn lưu ý kỹ.

Theo iHay.Thanhnien, Gomsubattrang
Du lịch, GO!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét