Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Kim Sơn: Huyện có nhiều cầu ngói nhất cả nước

(BTT) - Vừa qua, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) tổ chức lễ khánh thành 2 cây cầu ngói bắc qua dòng sông Ân thơ mộng. Cùng với cây cầu hơn 100 tuổi, huyện Kim Sơn đã có 3 cây cầu ngói và trở thành huyện có nhiều cầu ngói nhất cả nước.

< Kim Sơn là huyện duy nhất trên cả nước đến nay có 3 cây cầu ngói trên một dòng sông.

Kim Sơn là vùng đất mới của Ninh Bình, được ghi vào bản đồ Việt Nam từ năm 1829. Trước đó vào khoảng năm 1827, để thuận tiện việc đi lại của người dân về hướng biển, cụ Nguyễn Công Trứ đã cho xây dựng một cây cầu nối đôi bờ sông Ân.

< Cây cầu ngói đầu tiên được xây dựng từ trước năm 1902 nhưng đến năm 2016 được tu sửa và xây dựng kiên cố.
Dulichgo
Ban đầu, cầu được xây dựng bằng thân những cây gỗ to, những tấm gỗ lớn, cầu rộng để cho người dân đi lại thoải mái. Do thời gian bị hư hại, đến năm 1902 cây cầu này được thay thế bằng một cây cầu ngói. Cây cầu ngói có kiến trúc cổ xưa được làm hoàn toàn bằng gỗ, bên trên lợp ngói…

< Ban đầu cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ lim và lợp ngói nhưng do thời tiết khắc nghiệt nên một số hạng mục đã được bê tông hóa để đảm bảo bền chắc.

Hơn 100 năm qua, cầu ngói Phát Diệm mặc cho mưa, bão vẫn đứng sừng sững, thả bóng xuống dòng sông Ân cho tới tận ngày nay. Cây cầu không chỉ là chỗ đi lại của người dân mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây.

< Cây cầu nằm soi bóng xuống dòng sông Ân thơ mộng.

Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Chiều dài của cây cầu là 36m, chiều rộng là 3m. Phía hai bên đầu cầu có các bậc tam cấp, chỉ người đi bộ mới qua được cầu.

< Về đêm, cây cầu đẹp lung linh huyền ảo.
Dulichgo
Cùng với chùa cầu ở Hội An (Quảng Nam), cầu ngói Thanh Toàn ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định), cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là cây cầu có kiến trúc độc đáo nhất ở nước ta còn lưu giữ cho đến tận ngày nay.

< Từ đầu năm 2016, huyện Kim Sơn đã tiến hành xây dựng thêm 2 cây cầu ngói mới là Lưu Quang...

< ... trên địa bàn xã Quang Thiện.
Dulichgo
Vốn là một huyện có thế mạnh du lịch, nổi tiếng với khu quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm nên từ đầu năm 2016, huyện Kim Sơn đã khởi công xây dựng tiếp 2 cây cầu ngói khác có tên là cầu Lưu Quang tại xã Quang Thiện và cầu Hòa Bình tại xã Hùng Tiến bằng nguồn vốn xã hội hóa.

< Ngay cạnh đền thờ cụ Nguyễn Công Trứ - người đã có công lập nên huyện Kim Sơn từ gần 200 năm trước.

Theo thiết kế, mặt cắt ngang của 2 cây cầu đều có độ rộng là 8m, kết cấu bằng bê tông cốt thép (BTCT). Mố cầu bằng BTCT tường cánh xiên đặt trên hệ cọc BTCT. Trụ cầu bằng BTCT đặt trên hệ cọc. Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông dày 9cm.

< Và cầu Hòa Bình tại địa bàn giáp ranh 2 xã Hùng Tiến và Như Hòa.

Nối tiếp đường vào cầu bằng bản quá độ BTCT đổ tại chỗ vuốt từ đỉnh mặt cầu xuống vỉa hè đường quốc lộ 10 bằng dốc dọc, không tôn cao đường quốc lộ10.

< Cầu nằm soi bóng xuống dòng sông Ân bên cạnh là Trường THPT Kim Sơn B, huyện Kim Sơn.
Dulichgo
Riêng đối với cầu Hòa Bình có kiến trúc thêm phần nhà trên cầu. Hệ dầm sàn nhà trên cầu bằng BTCT. Mái nhà được ốp ngói mũi hài loại nhỏ. Các hoa văn họa tiết trên mái nhà và dầm nhà được làm theo hình dáng kiến trúc hài hòa, đậm nét văn hóa Á Đông...

Với 3 cây cầu ngói cùng được bắc qua dòng sông Ân thơ mộng, huyện Kim Sơn trở thành huyện có nhiều cây cầu ngói nhất cả nước. Điều này chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều khách du lịch về với Kim Sơn trong thời gian tới.

Theo Nam Dũng (Báo Thanh Tra)
Du lịch, GO!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét